Bartender chịu trách nhiệm pha chế các loại thức uống có cồn tại quầy bar để phục vụ khách. Việc nắm rõ và nhận biết những nguyên liệu cơ bản của Bartender giúp công việc được thực hiện suôn sẻ và chính xác hơn.
Phục vụ rượu mạnh có hoặc không đá, cocktail, mocktail, bia tươi… là những thức uống phổ biến và được ưa chuộng nhất trong các quầy bar nhà hàng - khách sạn, Bar, Club, Lounge hiện nay. Bartender là nhân viên phụ trách pha chế các loại đồ uống này bằng cách kết hợp những nguyên liệu liên quan theo công thức định sẵn. Điển hình nhất là:
- Rượu nền
Rhum, Whisky, Gin, Vodka, Brandy, Tequila, Vang… là những loại rượu nền cơ bản và phổ biến nhất để pha chế đồ uống, nhất là cocktail. Mỗi loại rượu nền lại bao gồm nhiều dòng rượu khác nhau tương ứng để cho ra mùi vị và độ cồn khác nhau, được kết hợp với các nguyên liệu khác tạo nên thức uống thành phẩm đạt chuẩn và sáng tạo. Ngoài ra, các loại rượu này còn được phục vụ riêng lẻ kèm đá hoặc không trong menu đồ uống phục vụ khách.
Hiện Vodka được ưa dùng hơn bởi đặc tính không mùi, không màu nên sẽ không làm ảnh hưởng đến đặc trưng của các nguyên liệu kết hợp khác khi pha chung. Rhum thì thích hợp kết chung với các loại trái cây…
- Rượu mùi
Rượu mùi hay chất tạo mùi cũng là thành phần nguyên liệu không thể thiếu khi pha chế rượu. Hiện có 3 nhóm rượu mùi chính là
- Rượu mùi từ trái cây: rượu mùi mơ (apricot brandy), rượu mùi vỏ cam (grand marnier), rượu mùi đào (southern comfort)…
- Rượu mùi nhóm thảo mộc: bạc hà (crème de menthe), galliano, chartreuse, kimmel…
- Rượu mùi nhóm hạt: hạt vỏ cứng (malibu, amaretto), hạt café (kahlua, tia maria), hạt cacao…
Ngoài ra, đồ uống còn có thể được tạo mùi từ lòng đỏ trứng, kem hoặc sữa… Tùy vào khả năng kết hợp vị mà Bartender lựa chọn và pha chế chúng cùng với các nguyên liệu khác cho phù hợp.
- Chất tạo màu
Đây là nhóm nguyên liệu tạo nên sự bắt mắt cho món đồ uống, thông dụng nhất là nước trái cây (nên dùng nước trái cây tươi thay vì loại đóng hộp) hay các loại nước ngọt, soda… Bartender cũng có thể mix nhiều loại nguyên liệu tạo màu để cho ra hỗn hợp có màu sắc đẹp lạ và ấn tượng, phá cách hơn.
- Syrup
Syrup hay siro được dùng nhiều trong công thức pha chế đồ uống, là dung dịch lỏng được tạo nên từ nước ép trái cây, tinh dầu, hương hoa và các hương liệu khác (nếu có) để tạo vị ngọt. Nguyên liệu pha chế này hiện có rất nhiều loại khác nhau, với vị và mùi khác nhau như:
- Syrup mùi hạt: vani, dẻ, hạnh nhân, xá xị…
- Syrup mùi trái cây: táo, chanh dây, đào, kiwi, xoài, thơm, dưa hấu, lựu…
- Syrup mùi dâu các loại: phúc bồn tử, việt quất, dâu tây…
- Syrup mùi họ cam quýt: chanh vàng, bưởi hồng, cam đỏ, chanh anh đào, chanh xanh…
- Syrup mùi hoa lá: hoa hồng, hoa oải hương, bạc hà, quế, lá phong…
- Syrup mùi rượu: nho, nho đen, blue curacao, bơ rum…
- Đá
Đá khô, đá điêu khắc hay đá hoa, đá trái cây đông lạnh… không chỉ có công dụng làm lạnh đồ uống mà còn là vật trang trí bắt mắt khiến thức uống thêm phần sinh động.
- Nguyên liệu trang trí
Để thức uống thêm phần bắt mắt, việc trang trí là cần thiết và nhiều khi bắt buộc. Vỏ trái cây, lát trái cây mỏng như chanh, cam, dứa…, mứt, bông hoa, thảo mộc, bột cacao, bột socola, thậm chí kẹo hay đồ chơi hoặc bất kì thứ gì phù hợp để khiến thành phẩm trở nên nổi bật đều có thể được sử dụng.
Ngoài ra, còn một số nguyên liệu cơ bản khác nếu cần như đường nước, trà, cà phê, kem tươi, cheese…
Với những nguyên liệu cơ bản của Bartender trên đây, ngày càng nhiều loại đồ uống được sáng tạo nên và phục vụ đa dạng nhu cầu của thực khách. Để mua nguyên liệu pha chế đạt chuẩn về chất lượng và giá tốt, đừng quên truy cập vào website Hotelmart.vn để lựa chọn và trao đổi trực tiếp với nhà cung cấp nhé.
Hồng Thy
Thêm đánh giá của bạn