Nội quy bếp nhà hàng và 5 quy định cần chú ý tuân thủ

Một tổ chức hay đội nhóm nào muốn hoạt động đồng nhất và có hiệu quả đều bắt buộc phải đưa ra những quy định, tiêu chuẩn cụ thể yêu cầu nhân viên tuân thủ. Bộ phận bếp nhà hàng cũng vậy...

Nội quy bếp nhà hàng là gì?

Nội quy bếp nhà hàng nói chung là những quy định, điều khoản được người quản lý (Bếp trưởng hoặc tổ trưởng tổ bếp) đề ra nhằm chỉ đạo, yêu cầu và giám sát việc thực hiện của nhân viên dưới quyền, làm căn cứ đánh giá chất lượng công việc để khen thưởng hay xử lý nếu vi phạm.

Nội quy bếp có thể được quy định bằng lời nói hoặc trình bày bằng văn bản cụ thể.

Tại sao cần có nội quy bếp nhà hàng?

Một nội quy bếp chi tiết và phù hợp là thật sự cần thiết để xây dựng và duy trì một căn bếp sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng cháy chữa cháy, điện nước, an toàn lao động hay các đồ dùng, thiết bị bếp...

Bên cạnh đó, việc tuân thủ theo quy định trong mẫu nội quy bếp chuẩn giúp công việc được thực hiện nhất quán và đầy đủ hơn, với hiệu quả cao hơn.

nội quy bếp

Việc ban hành và yêu cầu thực hiện theo đúng nội quy bếp giúp công việc được thực hiện nhất quán, trơn tru và hiệu quả hơn

Nội quy bếp nhà hàng với 5 quy định cụ thể

+ Quy định về đồng phục

- Tuyệt đối tuân thủ quy định về đồng phục (nếu có) vào mỗi ca làm việc

- Tháo bỏ trang sức không cần thiết trước khi vào bếp để tạo điều kiện nấu nướng thuận lợi nhất, đồng thời đảm bảo an toàn lao động

- Nhân viên bếp có mái tóc dài cần buộc gọi lại, sử dụng mũ hoặc kẹp trùm để đảm bảo tóc không rơi vào thực phẩm

- Mang giày kín ngón chân và có đế không trượt

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào ca, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh

+ Quy định về vệ sinh bếp

- Làm vệ sinh khu vực bếp vào mỗi đầu và cuối ca

- Xử lý ngay các đồ dùng, vật dụng chế biến sau mỗi món; dọn vệ sinh sạch sẽ khi bếp bẩn

- Làm sạch và khử trùng toàn bộ không gian bếp, nhất là các bề mặt và dụng cụ, đồ dùng, thiết bị có tiếp xúc với thực phẩm

- Ưu tiên sử dụng các hóa chất bếp chuyên dụng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và thân thiện với môi trường, da khi tiếp xúc

+ Quy định về sử dụng và bảo quản nguyên liệu, dụng cụ chế biến

- Tuyệt đối tuân thủ quy định “hàng nhập trước dùng trước”, tức nguyên liệu cũ chế biến trước, kiểm tra và xử lý hàng hết hạng, hư hỏng

- Luôn duy trì nhiệt độ khoảng 40C tại các tủ bảo quản thực phẩm nhằm ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây hỏng

- Không dùng chung dao, thới, đĩa, vật dụng đựng đồ sống và đồ chín. Nên mua khác loại để dễ phân biệt

- Làm sạch và khử trùng hàng đêm các vật dụng, thiết bị nhà bếp bằng hóa chất và máy móc chuyên dụng; tránh để bếp ám mùi, bám dầu mỡ, rỉ sắt hoặc sinh sôi vi khuẩn gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm

nội quy bếp

Vệ sinh an toàn thực phẩm là tiêu chuẩn bắt buộc mọi bếp ăn phải đảm bảo tuân thủ

+ Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy

- Luôn luôn có bình chữa cháy đặt trong bếp; tốt nhất là đặt gần vị trí bếp nấu

- Mọi nhân viên bếp đều phải được học cách xử lý sự cố cháy nổ - sử dụng bình chữa cháy - xử lý tai nạn bếp

- Cài đặt van xả áp lực bên trong nồi áp suất và các vật dụng có nhiệt độ áp suất cao như thiết bị nấu ăn, hệ thống lò sưởi...

- Tuyệt đối không để giẻ lau, khăn lau bát đĩa hay giấy tờ, vật dễ bắt lửa gần bếp lò, bếp ga hay những nơi có bếp hoạt động

- Không mang các chất dễ gây cháy nổ vào khu vực bếp

- Không tự ý câu móc, đấu nối, sửa chữa các thiết bị hay làm thay đổi hệ thống điện

- Không di chuyển bình chữa cháy sang nơi khác hoặc sử dụng vào mục đích khác

- Làm sạch các dụng cụ, thiết bị bếp vào mỗi cuối ca, tránh để tích tụ dầu mỡ nấu ăn tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ

- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện trong bếp, đảm bảo không bị hở mạch hay có nguy cơ rò rỉ, không sử dụng những thiết bị điện nối dây

- Tiến hành dập lửa đúng quy trình nếu đám cháy nhỏ; báo cháy và sơ tán người, tài sản khi cháy nổ lây lan nhanh

- Kiểm tra hệ thống điện, khóa chốt gas, ngắt nguồn điện với các thiết bị không dùng trước khi kết thúc ca đêm

+ Quy định về tính kỷ luật trong bếp

- Nhân viên bếp cần có mặt tại nơi làm việc sớm hơn ít nhất 10-15 phút

- Tuân thủ mệnh lệnh và chỉ đạo của Bếp trưởng, Tổ trưởng hay cấp quản lý trực tiếp

- Tư thế, tác phong làm việc nhanh nhẹn, thái độ niềm nở trong công việc

- Mang đầy đủ đồ bảo hộ khi chế biến như mũ, găng tay, tạp dề, giày, khẩu trang... khi cần

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sơ chế và chế biến thực phẩm, các kỹ thuật nấu nướng phải đảm bảo chuẩn xác

- Tuyệt đối không để người lạ hoặc người không phận sự vào khu vực bếp, luôn đảm bảo tình hình trật tự và mỹ quan tại nơi làm việc

Mẫu nội quy bếp chung

Bên cạnh những quy định cụ thể cho từng phần việc, bộ phận bếp còn nên lưu hành Bản nội quy bếp chuẩn là những quy định chung mà nhân viên cần tuân thủ khi làm việc. Dưới đây là mẫu nội quy bếp chuẩn được Hotelmart.vn chia sẻ:

nội quy bếp

Nội quy bếp cần được dán/ treo/ đặt tại nơi dễ nhìn thấy nhất trong bếp, yêu cầu toàn thể nhân viên bếp nắm rõ và nghiêm túc thực hiện.

Việc ban hành và áp dụng kiểm tra, giám sát thực hiện theo nội quy bếp đảm bảo công việc chung được tiến hành nhất quán, trơn tru và đạt hiệu quả cao nhất. 

Hồng Thy

Đánh giá (1)

5.0

Thêm đánh giá của bạn

Thêm bình luận của bạn

Loading