Tìm hiểu các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động

Mở khách sạn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện - do đó mà chủ sở hữu cần phải tiến hành các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động. Cùng Hotelmart.vn tìm hiểu cụ thể những thủ tục này nhé!

► Điều kiện kinh doanh khách sạn

Theo quy định của pháp luật, các điều kiện đối với kinh doanh khách sạn bao gồm:

- Phải đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch

- Khách sạn có ít nhất 10 phòng, mỗi phòng đôi rộng tối thiểu 12m2 - phòng đơn rộng tối thiểu 9m2. Cơ sở vật chất tối thiểu đạt tiêu chuẩn 1 sao.

- Khách sạn phải cách bệnh viện, trường học tối thiểu 100m - không nằm gần khu vực an ninh quốc phòng, làm cản trở hoạt động khu vực phòng không - không nằm gần khu vực ô nhiễm hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường.

- Bảo đảm các yêu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn xây dựng, trang thiết bị - dịch vụ, trình độ chuyên môn - ngoại ngữ của người Quản lý và nhân viên theo tiêu chuẩn xếp hạng sao khách sạn tương ứng.

- Với người chịu trách nhiệm về an ninh - trật tự của khách sạn: là người Việt Nam thì không thuộc các trường hợp bị khởi tố hình sự, có tiền án nhưng chưa được xóa án tích, đang trong quá trình được tạm hoãn chấp hành án tù hay bị cấm kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về an ninh trật tự. Với người Việt mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài - không thuộc trường hợp chưa được cấp phép lưu trú.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn phòng cháy chữa cháy, an ninh - trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.


► Các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động

- Thủ tục đăng ký kinh doanh khách sạn

+ Cơ quan cấp: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/ thành phố.

+ Thời gian nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: từ 20 - 30 ngày

+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh khách sạn bao gồm:

các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động


- Giấy phép đủ điều kiện Phòng cháy chữa cháy

+ Cơ quan cấp: Cơ quan cảnh sát PCCC cấp Quận/ Huyện hoặc Tỉnh/ Thành phố tùy quy mô và số tầng của khách sạn.

+ Thời gian nhận được giấy phép PCCC: 15 ngày

+ Thành phần hồ sơ:

• Đơn xin cấp phép đủ điều kiện PCCC theo mẫu quy định

• Phương án cụ thể về phòng cháy chữa cháy

• Sơ đồ khách sạn

• Sơ đồ thoát hiểm

• Danh sách lực lượng chữa cháy tại chỗ…

+ Cơ quan cảnh sát PCCC sẽ thường xuyên kiểm tra để đảm bảo khách sạn luôn trong điều kiện tốt nhất về PCCC


Giấy chứng nhận an ninh trật tự

+ Cơ quan cấp: Cơ quan công an quản lý hành chính và trật tự an toàn xã hội tỉnh/ thành phố

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận: 7 - 10 ngày

+ Thành phần hồ sơ:

• Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh - trật tự (Mẫu 03 - phụ lục ban hành kèm Nghị định 96/2016 của chính phủ)

• Bản sao hợp lệ 1 trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

• Bản sao hợp lệ các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu - hàng hóa. (Văn bản nghiệm thu PCCC, Biên bản kiểm tra PCCC…)

• Bản khai lý lịch theo mẫu số 02 - ban hành kèm Nghị định 96/2016.


- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

+ Cơ quan cấp: Ban quản lý an toàn thực phẩm thuộc Sở Y tế tỉnh/ thành phố.

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận: từ 30 - 40 ngày

+ Thời hạn của giấy chứng nhận là 3 năm, doanh nghiệp phải tổ chức khóa đào tạo, kiểm tra sức khỏe cho nhân viên.

+ Thành phần hồ sơ:

các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động

 

các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động

Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm


- Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường

+ Cơ quan cấp: Phòng tài nguyên môi trường cấp Quận/ Huyện/ Thị xã

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận: từ 15 - 20 ngày

+ Thành phần hồ sơ: (3 bộ)

• Bản cam kết bảo vệ môi trường

• Đơn xin xác nhận Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

• Bản sao hợp lệ dự án đầu tư đã được cấp thẩm quyền phê duyệt

Ngoài ra, với khách sạn có kết hợp dịch vụ: spa, karaoke, vui chơi có thưởng, kinh doanh rượu mạnh… phải thực hiện các thủ tục hành chính cấp phép liên quan.


- Đăng ký xếp hạng sao khách sạn

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh khách sạn, khách sạn cần đăng ký xếp hạng sao với cơ quan quản lý du lịch.

+ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ xếp hạng sao khách sạn: Sở du lịch Tỉnh/ thành phố

+ Cơ quan cấp: Sở du lịch Tỉnh/ thành phố với khách sạn 2 sao trở xuống - Tổng cục du lịch với khách sạn hạng 3 sao trở lên.

+ Thời gian cấp chứng nhận hạng sao là từ 30 - 45 ngày

+ Hồ sơ bao gồm:

các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động

 

các thủ tục hành chính để đưa khách sạn vào hoạt động

Mẫu Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch

Trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu kinh doanh, khách sạn cần phải nộp hồ sơ đăng ký xếp hạng sao - nếu không thực hiện theo quy định, khách sạn sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng. 

Bên cạnh đó, khách sạn cũng cần treo/ đặt Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sao khách sạn ở nơi dễ nhìn thấy tại khu vực sảnh/ quầy lễ tân - biển hạng sao phải được gắn ở mặt tiền khách sạn.

Ms. Market

Đánh giá (0)

0.0

Thêm đánh giá của bạn

Thêm bình luận của bạn

Loading