Outsource là gì? Kinh doanh khách sạn có nên sử dụng Outsource?

Outsource - thuật ngữ nghe có vẻ hơi lạ nhưng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Nếu chưa biết outsource là gì? Có nên sử dụng outsource trong kinh doanh khách sạn không? - Hotelmart.vn sẽ giúp bạn giải đáp.

 Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi cung cấp đa dạng dịch vụ cho khách lưu trú. Muốn vậy, không ít cơ sở đã sử dụng outsource để phục vụ khách tốt và chu đáo hơn. Vậy Outsource là gì?

Outsource là gì?

Outsource dịch sang tiếng Việt có nghĩa là thuê ngoài, chỉ hình thức thuê dịch vụ bên ngoài, tức khách sạn sẽ thuê nhân lực ngoài vào thực hiện những công việc phục vụ khách mà đáng ra đó là nhiệm vụ của nhân viên nội bộ.

Thông thường, outsource được các khách sạn quy mô vừa và nhỏ ưa chuộng nhiều hơn nhằm tối ưu dịch vụ. Một số ít khách sạn quy mô 4-5 sao cũng sử dụng khi cần.

Outsource thường bao gồm những dịch vụ gì?

Tùy thuộc vào quy mô, mục đích phát triển và phục vụ của từng khách sạn sẽ quy định các loại hình dịch vụ phục vụ khách tương ứng. Tuy nhiên, một số nơi, nhất là những khách sạn vừa và nhỏ, tận dụng thuê dịch vụ ngoài để tối ưu chi phí đào tạo và thuê nhân công, đồng thời đa dạng dịch vụ phục vụ khách, tăng mức độ hài lòng của họ. Một số dịch vụ outsource thường được khách sạn thuê ngoài như:

+ An ninh, bảo vệ

+ Giặt là

+ Spa

+ Bảo trì - sữa chữa

+ Công nghệ thông tin

+ Thậm chí là F&B hay buồng phòng...

outsource là gì

Giặt là là một trong những dịch vụ thuê ngoài được nhiều khách sạn sử dụng

Khách sạn cần outsource khi nào?

Khi khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhưng khách sạn không có sẵn để cung cấp.

Ngoài ra, một số khác thuê outsource cho dịp cao điểm, cần nguồn nhân lực lớn để phục vụ khách trong khi nếu tuyển mới sẽ vừa tốn thời gian, chi phí và cả công sức đào tạo, đồng thời khi qua giai đoạn này lại thừa nhân công.

Được - Mất khi sử dụng Outsource trong kinh doanh khách sạn

* Ích lợi:

Đó là:

+ Tiết kiệm chi phí đầu tư: bao gồm thuê nhân công và chi trả lương, service charge, bảo hiểm, trợ cấp...; không tốn thời gian và tiền của tuyển dụng và đào tạo - không cần đầu tư cơ sở hạ tầng, không gian và công cụ làm việc cho bộ phận đó - trong khi mức phí thuê outsource thấp hơn rất nhiều. Chẳng hạn: nếu khách sạn thuê dịch vụ giặt là ở bên ngoài sẽ không cần phải tốn diện tích cho nơi giặt rửa, phơi đồ vải hay mua sắm máy móc, thiết bị

+ Đa dạng hóa dịch vụ cho khách sạn, nhất là những khách sạn quy mô vừa và nhỏ trong khi vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất nhu cầu của khách thuê

+ Dễ quản lý nhân sự, có nhiều thời gian nghĩ ra sáng kiến cải thiện chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực.

* Hạn chế:

+ Khó kiểm soát chất lượng dịch vụ phục vụ: không phải doanh nghiệp cung cấp hay nhân viên phụ trách thực hiện công việc thuê ngoài đều đảm bảo uy tín và làm việc chuyên nghiệp, đúng quy trình. Điều này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thương hiệu của khách sạn khi khách đánh giá thấp vì không hài lòng

+ Khó quản lý nguồn nhân lực: các nhân viên thuê ngoài có thể làm việc không nhiệt tình, chuyên môn không vững, thậm chí thiếu trung thực dễ dẫn đến các trường hợp mất cắp, xung đột với nhân viên khách sạn, thậm chí với cả khách

+ Ảnh hưởng đến tâm lý của nhân viên chính thức vì có thể sẽ bị thay thế trong tương lai

outsource là gì

Outsource mang lại nhiều ích lợi nhìn thấy cho khách sạn nếu tận dụng hiệu quả

Kinh doanh khách sạn có nên sử dụng Outsource?

Từ những được - mất trong việc sử dụng outsource vừa phân tích trên đây, các khách sạn có thể tham khảo và cân nhắc việc nên hay không sử dụng outcource trong kinh doanh và phục vụ khách. Tuy nhiên, để không mắc phải những sai lầm không đáng có, khách sạn muốn thuê dịch vụ ngoài cần lưu ý:

+ Chỉ sử dụng outsource cho những dịch vụ không thường xuyên được yêu cầu trong khách sạn

+ Tìm và hợp tác với những tổ chức, đội nhóm uy tín, tương xứng với đẳng cấp và thương hiệu khách sạn

+ Tạo các thỏa thuận, cam kết trên giấy tờ rõ ràng về những điều khoản là quyền và nghĩa vụ của 2 bên, đề ra phương án xử lý nếu vi phạm -  điều này giúp hạn chế tối đa những nhân viên vô tổ chức và thiếu chuyên nghiệp

+ Dành ra một khoảng thời gian hợp lý để phổ biến công việc, đưa ra các yêu cầu cụ thể đến nhân viên outsource trước khi nhận việc, làm căn cứ hợp tác lâu dài nếu hiệu quả

+ Người quản lý chuyên trách phải thường xuyên giám sát, chỉ đạo công việc, kịp thời phát hiện sự cố để có hướng xử lý phù hợp...


Outsource sẽ thực sự hữu ích và mang lại nhiều ích lợi cho khách sạn nếu được tận dụng đúng hướng. Ngược lại, nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, thương hiệu là rất cao. Hy vọng với những thông tin được Hotelmart.vn chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu outsource là gì và cân nhắc xem có nên sử dụng outsource trong kinh doanh khách sạn hay không...

Đánh giá (0)

0.0

Thêm đánh giá của bạn

Thêm bình luận của bạn

Loading