Món Huế bất ngờ trốn biệt cùng số nợ khủng - Nhà cung cấp nên làm gì?

Dù cố tìm cách liên hệ với người đại diện Món Huế, tuy nhiên, tất cả đều bất lực, nhiều nhà cung cấp (NCC) đã mang băng rôn kéo đến trụ sở Công ty Huy Việt Nam yêu cầu làm rõ vụ việc, đưa ra hướng xử lý cho số nợ tồn. Được biết, đến hiện tại đã có 28 NCC bị trễ thanh toán, tổng số tiền nợ lên đến gần 20 tỷ đồng.

Món Huế bất ngờ bỏ trốn cùng số nợ khủng lên đến 20 tỷ đồng

Thông tin tất cả chi nhánh Món Huế đóng cửa gây hoang mang dư luận suốt nhiều giờ qua, đặc biệt là những NCC nguyên liệu cho chuỗi nhà hàng này. Được biết, công ty nợ từ vài triệu tiền đá lạnh, văn phòng phẩm cho đến hàng tỷ tiền mua thực phẩm. Thông tin thu thâp được, Món Huế bắt đầu nợ thanh toán của hầu hết NCC từ hồi tháng 4/2019.

“Cửa hàng của tôi cung cấp thực phẩm cho ba chuỗi nhà hàng IKI sushi (thuộc Món Huế) từ khi thành lập (tháng 5/2018) cho đến nay. Thường thì mỗi tháng công ty này đều để lại một số công nợ. Đơn cử như tháng 4/2019, công nợ chưa thanh toán là gần 7 triệu, đến tháng 6/2019, số nợ lên đến hơn 300 triệu đồng. Khi nợ quá 3 tháng, chúng tôi sẽ ngừng cung cấp thực phẩm. Iki sushi sau đó vẫn tìm đến P.S để mua lẻ dưới hình thức cá nhân nhưng bị phát hiện. P.S một lần nữa ngừng bán. Ngoài ra, tôi được biết công ty Món Huế còn thường xuyên thay đổi nhà cung cấp cho cùng một mặt hàng để kéo dài thời gian gối đầu tiền hàng” - đại diện Công ty thực phẩm P.S cho biết.

Một công ty cung cấp thịt bò cũng bức xúc vì nguy cơ mất trắng khoản công nợ chưa thanh toán lên đến gần 90 triệu đồng khi không thể liên lạc được với người đại diện của Món Huế suốt nhiều ngày qua. “Chúng tôi đã liên hệ thường xuyên với họ để yêu cầu thanh toán công nợ nhưng bộ phận kế toán cứ hứa rồi không thực hiện. Rõ ràng, Món Huế đang có dấu hiệu lừa đảo, trốn tránh trách nhiệm thanh toán cho các nhà cung cấp theo hạn hợp đồng.”

món huế bất ngờ trốn biệt cùng số nợ khủng - nhà cung cấp nên làm gì

món huế bất ngờ trốn biệt cùng số nợ khủng - nhà cung cấp nên làm gì

Toàn bộ hệ thống nhà hàng Món Huế trên cả nước bất ngờ đóng cửa

 

Thống kê sơ bộ, hiện Món Huế đang nợ gần 20 tỷ đồng tiền công nợ của khoảng 28 NCC là công ty, cửa hàng cho đến hộ kinh doanh cá thể, với từ vài triệu tiền đá lạnh, lá chuối, mực in, văn phòng phẩm, cho thuê thiết bị văn phòng, camera đến hàng chục triệu, hàng tỷ tiền mua nguyên liệu thực phẩm...; trong đó công ty rau củ quả P. được cho là NCC bị nợ nhiều nhất, hơn 2,7 tỷ đồng.

Đại diện Công ty Món Huế sau đó có mời tất cả NCC đến trụ sở để ký công nợ. Tại buổi làm việc, Huy Việt Nam cam kết sẽ thanh toán 100 triệu đồng mỗi tháng cho các doanh nghiệp có khoản phải trả trên 500 triệu đồng - còn những doanh nghiệp có công nợ dưới 500 triệu đồng sẽ trả 50 triệu vào ngày 25-28 hàng tháng cho đến khi hết nợ. Tuy nhiên, sau đó không lâu, toàn bộ hệ thống cửa hàng Món Huế bất ngờ đóng cửa, nhà lãnh đạo trốn biệt, cắt đứt mọi liên lạc với NCC.

Chưa kể, có thông tin công ty này còn đang nợ lương nhân viên, có người chỉ được trả một phần lương tháng 9, người khốn đốn hơn thì bị nợ tới 2 tháng liền. Ngoài ra, Huy Việt Nam (công ty mẹ của Món Huế) cũng đang vướng công nợ một số NCC

món huế bất ngờ trốn biệt cùng số nợ khủng - nhà cung cấp nên làm gì

“Con nợ” bỏ trốn - Nhà cung cấp nên làm gì để đòi nợ?

Đến hiện tại, nhiều NCC đã cập nhật thông tin liên quan để làm đơn tố cáo công ty Món Huế gửi cơ quan công an phường Cô Giang, Q.1, TP.HCM đòi quyền lợi. Đại diện công an phường cho biết đã tiếp nhận vụ việc và sẽ chuyển cho công an quận giải quyết theo đúng trình tự. Đây được coi là hướng “đòi nợ” khả thi và đúng pháp luật mà chủ nợ, NCC và người lao động có thể và nên làm ở thời điểm hiện tại.

Chia sẻ từ một số Luật sư có tiếng, vụ việc Món Huế cần chia ra làm 2 trường hợp để làm căn cứ tìm hướng giải quyết. Hoặc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, dẫn đến phá sản. Hoặc có hay không có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Với trường hợp đầu tiên, cần nhận định rõ ràng rằng, hiện tại, pháp nhân sở hữu chuỗi nhà hàng Món Huế vẫn đang tồn tại và việc công ty đóng cửa hàng loạt cửa hàng hay tiếp tục kinh doanh là quyền của họ. Mối quan hệ giữa chuỗi nhà hàng Món Huế với các bên là quan hệ hợp đồng giữa pháp nhân với nhà cung cấp. Nếu họ nợ tiền mua hàng, nợ lương nhân viên thì vẫn là quan hệ pháp luật dân sự. Pháp nhân vẫn đang tồn tại và có thể vẫn còn có tài sản. Việc của nhà cung cấp lúc này là nhanh chóng khởi kiện, yêu cầu thanh toán nợ tại tòa án có thẩm quyền, có thể yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm cho khả năng thi hành án. Nếu nguyên nhân chuỗi nhà hàng này đóng cửa do mất khả năng thanh toán vì tình hình kinh doanh sa sút thì chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH nhà hàng Món Huế, đề nghị tuyên bố phá sản theo Luật Phá sản 2014. Khi đó, các chủ nợ, nhà cung cấp có đòi được tiền hay không và nếu có thì đòi được bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào số tài sản còn lại của chuỗi nhà hàng này (trừ các khoản tài sản theo quy định).

Với trường hợp thứ 2, nếu các chủ nợ, nhà cung cấp có bằng chứng chứng minh được các cá nhân cụ thể có dấu hiệu nhân danh nhà hàng Món Huế lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì khi đó, vụ việc có dấu hiệu hình sự, có thể tố cáo các cá nhân đó để được xử lý theo pháp luật.

món huế bất ngờ trốn biệt cùng số nợ khủng - nhà cung cấp nên làm gì

món huế bất ngờ trốn biệt cùng số nợ khủng - nhà cung cấp nên làm gì

Đơn tố cáo công ty TNHH nhà hàng Món Huế của một NCC thực phẩm

 

Bài học nào cho các nhà cung cấp sau vụ Món Huế trốn nợ?

Nhiều chuyên gia khẳng định cuộc chơi chuỗi không hề đơn giản, nhất là khi đã gọi được vốn, đặc biệt là chuỗi F&B. Thông thường, những startup này sau khi gọi được một số tiền đầu tư khủng sẽ đối diện với bài toán mở rộng quy mô, và đa số sẽ phát triển theo chiều ngang thay vì chiều dọc. Điều này sẽ đối diện với vấn đề quản trị hệ thống, không giống như mở rộng theo chiều dọc. Marketing & Sales khi đó sẽ nhọc hơn trăm lần.

Được biết, Huy Việt Nam gọi được đâu 45 triệu USD thì đi đầu tư vào 2 nhà máy chế biến (bếp tập trung) hết 40 triệu USD, vậy thì không “chết” mới lạ.

Nhưng khổ nhất là mấy NCC nguyên liệu, thấy chuỗi to nên tin tưởng cho nợ thoải mái trong khi bán cho khách lớn đâu phải là lãi cao, thậm chí còn thấp nhất. Vì vậy, nếu là NCC thì đừng bao giờ bị cái bóng khách lớn lấn át - thay vào đó, cứ chơi sòng phẳng, lãi thấp là “bye bye”, trừ vài ba mặt hàng dẫn.

Hãy tỉnh táo và luôn tính đến các vấn đề phát sinh có thể xảy ra trong kinh doanh, đừng để mọi chuyện đã rồi hoặc trở nên quá nghiêm trọng không có khả năng xử lý...

Đánh giá (0)

0.0

Thêm đánh giá của bạn

Thêm bình luận của bạn

Loading