Tất tần tật về Thủ tục đăng ký Homestay bạn cần biết

Bạn dự định kinh doanh loại hình homestay và đang tìm hiểu những điều đầu tiên - cơ bản cần chuẩn bị? Bạn chưa biết thủ tục đăng ký homestay gồm những gì? Đăng ký ra sao? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của Hotelmart.vn để được giải đáp.

Tiềm năng phát triển nếu kinh doanh homestay?

Ngành du lịch nói chung, ngành Khách sạn - Nhà hàng nói riêng được dự báo vẫn tiếp tục phát triển mạnh nhiều năm sau nữa khi mà nhu cầu ăn ngủ, vui chơi giải trí và hưởng thụ cuộc sống của con người không bao giờ chấm dứt. Du lịch Việt Nam phát triển vượt bậc những năm gần đây, thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến sử dụng dịch vụ, trong đó, tìm nơi lưu trú phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế là vô cùng cao. Đó là lý do vì sao hàng loạt các khách sạn, resort, homestay, nhà nghỉ bình dân mở rộng kinh doanh hay mở mới phục vụ khách. Tiềm năng phát triển kinh doanh dịch vụ lưu trú, trong đó có kinh doanh homestay là vô cùng lớn.

Thủ tục đăng ký homestay gồm những gì?

Để kinh doanh homestay hợp pháp, bạn cần đảm bảo hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ và xin cấp để sở hữu 4 loại giấy tờ sau đây:

- Đăng ký giấy phép kinh doanh

Để được cấp giấy phép kinh doanh, homestay nói riêng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nói chung cần đáp ứng 4 tiêu chí sau để được thẩm định:

+ Diện tích phòng phải đảm bảo đủ không gian cho du khách sinh hoạt và nghỉ ngơi; tối thiểu 8m2 cho phòng đơn – 10m2 cho phòng đôi – 3m2 cho phòng tắm… trường hợp xây phòng có giường tập thể thì cứ mỗi giường kê thêm, diện tích phòng phải rộng thêm 4m2

+ Cung cấp tối thiểu những trang thiết bị tiện nghi, an toàn cho khách ở; chẳng hạn: giường nềm sạch sẽ, đèn điện, quạt/ điều hòa, khóa phòng, khăn tắm, khăn lau mặt… đặc biệt chú ý đảm bảo có phương án phòng chống cháy nổ

+ Có kê khai bảng giá niêm yết tất cả các dịch vụ phục vụ khách của homestay, bao gồm cả dịch vụ đi kèm

+ Hình thức kinh doanh homestay phải là dạng dịch vụ du lịch trải nghiệm như người bản xứ

Ngoài ra, cần lưu ý đăng ký hình thức hộ kinh doanh cá thể, kê khai tài sản cố định là nhà/ căn hộ sử dụng kinh doanh, có chứng minh sở hữu tương ứng.

thủ tục đăng ký homestay

Giấy phép đăng ký kinh doanh được xem là "tấm vé thông hành" để kinh doanh homestay hợp pháp

Theo đó, để đăng ký giấy phép kinh doanh homestay, người đại diện hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký cấp phép kinh doanh homestay đến phòng đăng ký cấp huyện để được xem xét hỗ trợ giải quyết. Giấy đề nghị cần cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cụ thể gồm:

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, kèm sđt, email người đại diện để liên hệ

+ Ghi rõ ngành nghề kinh doanh là kinh doanh dịch vụ du lịch homestay

+ Kê khai số vốn bỏ ra để kinh doanh homestay

+ Kê khai số lao động dự định sử dụng khi homestay đi vào hoạt động

+ Ghi đúng họ tên, chữ ký, số CMND của người thành lập hộ kinh doanh, gửi kèm bản sao công chứng CMND để đối chiếu

(tham khảo theo Điều 71 Nghị định 78/2015/Nđ-CP)

Kết quả sẽ có sau 3 ngày kể từ khi hoàn tất hồ sơ – nộp lệ phí.

Lưu ý: trình biên nhận hồ sơ (được phòng đăng ký giao khi tiếp nhận hồ sơ) để nhận giấy phép đăng ký kinh doanh homestay

- Xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy

thủ tục đăng ký homestay

Theo đó, hồ sơ cần:

+ Văn bản thông báo về “Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy”

+ Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC – văn bản nghiệm thu về PCCC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo, phương tiện giao thông có yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC/ bản sao biên bản kiểm tra an toàn PCCC đối với cơ sở và phương tiện giao thông có liên quan

+ Bản thống kê các phương tiện PCCC cơ sở kèm danh sách những người đã qua huấn luyện về PCCC

+ Phương án chữa cháy khi có sự cố

Số lượng hồ sơ: 1 bộ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Cục Cảnh sát PCCC thuộc Bộ Công an.

Tham khảo thêm quy định chi tiết: Tại đây!

- Xin cấp giấy chứng nhận an ninh trật tự

Hồ sơ bao gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – Chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động/ đăng ký thuế

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC

+ Bản khai lý lịch danh sách những người là: đứng đầu doanh nghiệp/ chi nhánh/ văn phòng đại diện; người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh – danh sách có dán ảnh từng người và xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp

+ Trường hợp là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, photo hộ chiếu, photo thẻ cư trú – có xuất trình bản chính để đối chiếu kiểm tra.

Thời gian nhận kết quả tối đa là 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ – trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan Công an sẽ có văn bản trả lời kèm theo lý do cụ thể

thủ tục đăng ký homestay

Số sao giúp tăng độ tin cậy và uy tín cho homestay với khách thuê phòng

- Giấy thông báo thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay

Sau khi có đủ 3 loại giấy tờ trên, trong vòng 15 ngày kể từ ngày cơ sở lưu trú du lịch (homestay) chính thức đi vào hoạt động, bạn phải xin xác nhận của cơ quan công an khu vực và công an quận lên giấy thông báo về thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh homestay. Nếu không có, khi bị kiểm tra, bạn có thể bị phạt hành chính từ 1-3 triệu đồng

Ngoài ra, cần lưu ý một thủ tục quan trọng nữa, sau khi homestay đi vào hoạt động và đón - phục vụ khách, bạn cần khai bái tạm trú tạm vắng cho khách lưu trú đến đặt phòng tại homestay của bạn.

- Đăng ký xếp thứ hạng cho homestay

Ngoài sở hữu giấy phép kinh doanh, để kinh doanh hiệu quả, bạn nên đăng ký xếp thứ hạng cho homestay. Việc này giúp tăng tính chuyên nghiệp và độ uy tín, hỗ trợ quảng bá chất lượng cho homestay – thu hút và tăng mức độ tin tưởng cho khách thuê phòng. Hồ sơ đăng ký xếp thứ hạng cho homestay do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cấp – hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

+ Bảng biểu đánh giá chất lượng homestay

+ Danh sách quản lý và nhân viên homestay

+ Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh homestay

+ Chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ của người quản lý homestay

+ Giấy xác nhận cam kết tuân thủ điều kiện về PCCC

+ Biên lai nộp lệ phí thẩm định có liên quan

+ Ngoài ra, nếu có, bạn nên cung cấp thêm các chứng từ văn bằng về trình độ ngoại ngữ, trình độ học vấn của đội ngũ nhân viên để tăng sức thuyết phục cho hồ sơ thẩm định.

(*Ghi chú: Một điểm mới sửa đổi trong Luật Du lịch là "trao quyền" tự nguyện đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch cho người kinh doanh - nghĩa là, nếu tổ chức hay cá nhân có nhu cầu xếp hạng sao cho cơ sở lưu trú du lịch của mình thì có thể nộp hồ sơ xin được xếp hạng; tuy nhiên, quyền thẩm định và công nhận thuộc về cơ quan có thẩm quyền).


Trên đây là bài chia sẻ chi tiết về thủ tục đăng ký homestay – hy vọng đã giúp bạn nắm được những thông tin và các loại hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để xin cấp phép, đẩy nhanh tiến độ để chính thức đi vào hoạt động kinh doanh homestay phục vụ khách.

Đánh giá (0)

0.0

Thêm đánh giá của bạn

Thêm bình luận của bạn

Loading