Hạt Mac-ca

Mã sản phẩm: 3317
Nguồn gốc cây Macadamia xuất phát từ các rừng rậm cận nhiệt đới tại Châu Úc. cách đây hàng ngàn năm Tại đây thổ dân đã dùng chúng là một nguồn thực phẩm quý với tên “kindal kindal” . Nhà khoa học và thực vật học Đức, tên Ferdinand von Mueller đã tình cờ khám phá ra Macadamia và đặt tên cho chúng theo tên của một người bạn đã qua đời là Dr. John McAdam.

Chuyến du lịch thế giới của cây Macadamia bắt đầu vào năm 1882, khi chúng được vận chuyển một cách bí mật đến Hawaii. William H. Purvis dự định trồng Macadamia làm bờ rào chắn gió cho các nông trường trồng mía. Tuy nhiên mùi vị ngọt ngào của trái Macadamia đã làm cho chính chúng tự nổi tiếng.

Nông trại trồng cây macadamia đầu tiên đã được hình thành trên quần đảo Thái bình Dương. Tuy nhiên mãi đến năm 1960 cây Macadamia mới du nhập vào Âu Châu. Dù vậy , Macadamia hiện nay là một trong 3 loai hạt được đánh giá cao nhất tại châu lục này.

Macadamia là giống cây duy nhất xuất xứ từ Châu Úc được trồng tại các quốc gia khác có khi hậu ẩm, cận nhiệt đới. Bên cạnh vùng trồng chinh là Úc Châu với 600 nông trại (2 triệu cây) thì Hawaii được xếp hạng hai. Phần còn lại khoảng 30% được trồng tại các nước như New Zealand, Nam Phi, enia, Malawi, Israel, Brazil, California va Paraguay…


280,000đ

Với cây Macadamia, người nông dân cần rất nhiều kiên nhẫn trong qua trình trồng trọt và chế biến. Cây macadamia cần đến 7 năm mới bắt đầu kết hoa ra quả và người ta chỉ thu hoạch được khi những trái chín rụng xuống đất.

Trong một mùa cây cho khoảng 50 kg trái trong suốt thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 và người ta phải thu hoạch trong 7 giai đoạn. Khoảng 3-5 % tổng số hoa (100 — 500 hoa) sẽ đậu trái. Quả mắc-ca có hình trái đào hoặc tròn như hòn bi. Khi chín quả chuyển từ xanh sang nâu.

Khi vỏ khô sẽ tự nứt và rụng xuống đất bên trong có chứa hạt. Hạt mắc-ca tròn như hạt nhãn, bên trong có màu kem sữa và láng bóng, đường kính hạt từ 2-3 cm. Hạt có vị thơm mềm như bơ và tan mịn trên đầu lưỡi khi cho vào miệng, có được điều này là do trong mắc-ca có chứa hàm lượng chất béo rất cao.

Sau khi chín rụng với phần lớn vỏ quả đã tách sẵn, người dân có thể tách vỏ lấy hạt ngay tại vườn. Đối với những giống mắc-ca không tự tách hạt, khi trái chín và rơi xuống đất, người ta sẽ phải sấy khô nguyên trái, qua hai giai đoạn. Đầu tiên để nguyên vỏ ít nhất 2 tuần lễ trong bóng mát cho khô ráo, sau đó cho vào lò sấy khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ từ 40-43°C và được xuất khẩu đi khắp thế giới…

Đánh giá (0)

0.0

Thêm đánh giá của bạn

Loading

Từ khóa